Tùy theo thể trạng từng bé mà thời gian cai sữa khác nhau. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu không nên cai sữa cho bé bởi trong giai đoạn này, sữa mẹ vừa là chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống trẻ vừa tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ.
Khi muốn cai sữa cho bé, các mẹ nên quan sát kỹ đã đến thời điểm chưa. Nếu chưa đến lúc thì không nên tiến hành bởi sẽ gây cho trẻ sự rối loạn tiêu hóa, chậm tăng cân và chậm phát triển. Những dầu hiệu nhận biết thời gian thích hợp cho trẻ cai sữa là khi đầu trẻ đã bắt đầu cứng cáp, không cần dùng tay đỡ gáy hoặc bé đã ngồi vững mà không cần ai giúp đỡ, hoặc bé tỏ ra khó chịu, nhăn nhó sau khi bú mẹ, thường xuyên thức dậy vào ban đêm vì bị đói...
Để bảo đảm việc cai sữa thành công và an toàn cho trẻ, các mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
1. Không nên cai sữa đột ngột
Nếu như các mẹ đột ngột cắt sữa, cơ thể non yếu của trẻ chưa thích nghi kịp thời và chưa quen với thức ăn mới, dễ gây ra rối loạn tiêu hóa, đau bụng… sẽ dẫn đến chậm phát triển, thậm chí là phát bệnh. Không những thế, lượng sữa ứ đọng lại sẽ khiến các mẹ bị cương sữa gây tức ngực và khó chịu. Vì vậy, nên cai sữa cho trẻ dần dần theo từng bước cụ thể.
2. Làm giảm lượng sữa trong cơ thể
Nếu các mẹ bị cương sữa hoặc tức ngực thì nên tìm cách để giảm lượng sữa. Lấy khăn mềm nhúng nước ấm đắp lên ngực để vắt sữa ra hoặc uống nước lá lốt, lá dâu để làm mất sữa.
3. Thời điểm cai sữa
Không nên cai sữa vào lúc thời tiết khắc nghiệt (mùa nóng hoặc vào mùa lạnh). Bởi đây là lúc cơ thể trẻ rất yếu, dễ bị nhiểm bệnh. Nếu cai sữa vào thời gian này, hệ miễn dịch của trẻ không thể chống chọi lại với thời tiết xấu thường gây ra đau bụng, táo bón, ăn không được… khiến trẻ sụt cân và đau ốm liên miên.
4. Không cai sữa khi bé đang ốm
Đây là một trong những giai đoạn nhạy cảm mà các mẹ không nên cai sữa cho bé. Trẻ đang ốm, cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng đang yếu nếu cắt sữa đột ngột sẽ khiến trẻ biếng ăn dẫn đến còi xương.
5. Dinh dưỡng cho trẻ khi cai sữa
Khi trẻ bắt đầu cai sữa, các mẹ nên chú ý nhiều hơn đến chế dộ dinh dưỡng của trẻ. Không cho trẻ ăn những thức ăn cứng, khó hấp thu. Những thức ăn cho trẻ trong giai đoạn này là sữa, cháo loãng, bột…
6. Kiên trì
Tùy theo từng bé mà quá trình cai sữa khó hay dễ. Tuy nhiên để cai sữa thành công và an toàn, các mẹ nên kiên trì. Trong thời gian thực hiện, có thể trẻ hay đau, khó chịu và quấy khóc, các mẹ nên tìm cách khắc phục, không nên buông xuôi mà cho trẻ quay lại bú. Như vậy lần sau rất khó để bắt đầu cai lại.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sỹ và chuyên gia, không nên cai sữa khi bé chưa qua tháng 12. Bởi sữa mẹ không chỉ là chất dinh dưỡng cần thiết, bổ ích mà còn là liều thuốc quý bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật và đảm bảo sự phát triển bình thường cho trẻ.
0 nhận xét:
Post a Comment