(Xã hội) - Có
lẽ khi nhắc đến cái tên Phan Thị Thuận thì ai ai cũng biết bà là chủ nhân của
hàng vạn ‘thợ tằm’ dệt chăn nức tiếng không chỉ trong nước mà còn lan khắp thế
giới. Việc ‘huấn luyện’ được tằm trở thành thợ dệt là việc không mấy dễ dàng và
cũng đã đem lại những thành quả nhất định đến với bà.Thế nhưng mấy ai biết, bà
đã phải trải qua quãng thời gian khó khăn, khi mọi sự mới chỉ bắt đầu như thế
nào?
Bà Phan Thị Thuận, 62 tuổi, (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) |
Tiếng
lành đồn xa…
Bà
Phan Thị Thuận, 62 tuổi (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) được biết đến là người sáng tạo ra ý tưởng ‘huấn
luyện’ những con tằm bình thường trở thành thợ dệt tơ tằm, cho ra những sản phẩm
chăn bông, gối,…làm bằng tơ tằm chất lượng. Từ nhiều năm trở lại đây, bà đã nhận
được gần 100 giải thưởng giá trị như Giải nhất Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà
nông toàn quốc; Cúp vàng Sản phẩm tiêu biểu 1000 năm Thăng Long Hà Nội,…
Xuất
thân từ một gia đình nông dân có nghề dệt tơ tằm truyền thống lâu đời, bà là đời
thứ ba kế tiếp nghiệp cha ông để lại. Trước những năm 90, bà Thuận chỉ là người
lao động sản xuất bình thường, hàng ngày trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ rồi nhập
kén để bán cho hợp tác xã, đổi lấy lúa ăn. Nếu như chỉ dừng lại ở đó, khi cuộc
sống cứ đều đặn trôi thì có lẽ bà đã không có được thành công như ngày hôm nay.
Được tiếp xúc và trò chuyện với bà mới thấy chính những khó khăn mà bà Thuận gặp
phải đã ‘nhào nặn’ bà trở thành một người vô cùng yêu nghề, tâm huyết với nghề,
bằng mọi giá phải làm được điều mình muốn.
Trong
cuộc sống, không có ai đến được bậc thành công ngay từ khi sinh ra mà phải bước
từng bước, trải qua vô vàn khó khăn mới có được thành quả và bà Phan Thị Thuận
cũng vậy.Theo lời bà Thuận, từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành, bà luôn
nuôi ý định sẽ dành cả cuộc đời để nối nghiệp và phát triển ngành dệt tơ tằm
truyền thống.Sau khi lập gia đình, bên cạnh việc làm kế toán, bà vẫn tiếp tục
trồng dâu, nuôi tằm tại nhà.Những tưởng bà sẽ sống cuộc sống yên bình như vậy,
cho đến khi hợp tác xã thay đổi cơ chế phá dâu chuyển đổi cây trồng.Việc nuôi tằm
của bà bị dừng lại bởi nguồn lương thực chủ yếu của tằm là lá dâu đã không còn
nhiều. Một thời gian sau thì Nhà máy ươm tơ Mỹ Đức cũng không thu mua kén từ
các hộ gia đình của huyện nữa. Vấn đề bà Thuận gặp phải lúc này là không có lá
dâu để nuôi tằm và cũng không tiêu thụ được kén.’Lúc ấy, nhìn thấy hình ảnh bà
con vất vả mang kén đến nhà máy nhưng không được họ thu mua, rồi lại vất vả đem
về tôi thấy thật xót xa’, bà Thuận chia sẻ.
Bà Thuận "chăm sóc" đàn tằm của mình |
Từ
đó, bà tìm mọi cách làm sao có lá dâu để nuôi tằm và tạo ra được sản phẩm có thể
tự sản xuất và tự tiêu thụ mà không cần qua trung gian là nhà máy ươm tơ Mỹ Đức
nữa. Bởi bà nhận thấy nghề tơ tằm vẫn có
thể đem lại ‘cơm ăn áo mặc’ cho bà và nhiều hộ gia đình khác, thậm chí còn đem
lại thu nhập cao hơn ngành nông nghiệp. Vậy tại sao nhà máy ươm tơ Mỹ Đức lại
không thể làm điều đó?Để có được câu trả lời, bà Thuận đã phải mất một thời
gian dài tìm kiếm và đúc kết từ kinh nghiệm mình có được.Hơn nữa, với công sức
và tâm huyết bỏ ra bấy lâu nay, bà không muốn làng nghề tơ tằm truyền thống sẽ
bị mai một. Chính điều ấy đã thôi thúc bà phải tìm cho ra một lối đi cho ngành
tơ tằm Mỹ Đức. Sau một thời gian tìm hiểu, bà Thuận hiểu rằng lý do nhà máy
không thu mua kén nữa là bởi nhà máy họ mua kén chỉ để ươm tơ, khi không có đơn
đặt hàng, họ không tiêu thụ được lượng tơ thì nghiễm nhiên sẽ không thu mua kén
từ bà và mọi người dân nữa. Ýtưởng biến những con tằm trở thành thợ dệt chuyên nghiệptừ
đó được bà Thuận sáng tạo ra. Đây cũng là một bước đi mới cho làng nghề dệt tơ
tằm của Việt Nam nói chung và được gìn giữ, kế thừa cho đến nay.
Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình
sáng tạo ý tưởng, bà Thuận cho biết : ‘Thời gian tằm không có lá dâu ăn, tôi đã
tìm đến nông trường Thanh Hà (Kim Bôi,Hòa Bình), ở đó họ chỉ trồng dâu lấy quả,
mua lá dâu để nuôi tằm. Sau đó, tôi cùng 7 hộ gia đình cùng xóm ngày nào cũng đạp
xe hơn 2 chục cây số để hái lá dâu về nuôi tằm. Thời gian đó tôi gặp khó khăn về
tài chính rất nhiều, thậm chí đã có lần phải vay lãi cao để có thể tiếp tục thực
hiện ý tưởng mà không ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình.Tất cả mọi người trong
thôn xóm, bao gồm cả gia đình không một ai nghĩ tôi có thể làm được một chuyện
tưởng chừng như ‘điên rồ’ như vậy.Điều ấy cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của
tôi, làm cho tinh thần tôi bị xáo trộn, đau đớn.Tuy vậy, gạt hết tất cả những
câu nói không hay từ mọi người, tôi vẫn kiên quyết thực hiện cho bằng được. Có
một niềm tin mãnh liệt thôi thúc trong tôi, dường như thấm vào trong từng ‘thớ
thịt’ của tôi, rằng tôi sẽ làm được. Năm nay tuy đã 62 tuổi, nhưng tôi cảm thấy
bản thân vẫn còn chưa cống hiến hết mình và tôi sẽ cố gắng sáng tạo ra những sản
phẩm hơn thế nữa’.
‘Thợ
người’ và ‘thợ tằm’, thợ nào tốt hơn?
Nghề
nuôi tằm được biết đến như trồng dâu nuôi tằm.Việc nuôi tằm sẽ cho ra sản phẩm
lụa tơ tằm óng mượt, mềm mại.Đã có biết bao người từng một lần ướm thử vải lụa
này lên người thì đều yêu thích và sử dụng trong đời sống hàng ngày.
Quá
trình sản xuất lụa tơ tằmtrải qua nhiều công đoạn rất phức tạp và tốn nhiều
công sức. Cụ thể, quá trình bao gồm đầy đủ các giai đoạn: cho tằm ăn, nuôi tằm
trong 20 ngày cho đến khi tằm đóng kén, ươm tơ, se sợi, nhập tơ, guồng tơ, đánh
ống, mắc cửi,…rồi nối cửi, và cuối cùng là dệt. Với ý tưởng sáng tạo của bà
Phan Thị Thuận thì những giai đoạn ấy được rút ngắn lại, đỡ tốn nhiều công sức
và thời gian hơn. Bà Thuận đã rất thông minh khi sử dụng chính những con tằm
làm thành ‘thợ dệt’. Một con tằm có thể ươm tơ thì hàng trăm, hàng ngàn con
cũng sẽ có thể cho ra sản phẩm. Bà Thuận chỉ cần trồng lá dâu, nuôi tằm trong
20 ngày, rồi xếp hàng trăm, hàng nghìn con tằm lên một mặt phẳng sao cho đồng đều
và phù hợp với kích cỡ mà bà mong muốn.Lúc đó, đàn tằm sẽ tự ươm tơ và nhả tơ
thành một tấm kén phẳng.Không cần se tơ, nhập tơ, đánh ống hay mắc cửi nữa, từ
những tấm kén phẳng theo lối truyền thống của ‘các cụ’ , bà đun bằng lá chuối,
cho một chút oxi già cho tan hết keo và xốp lên, lúc ấy sẽ xuất hiện mắt xích
liên kết vào nhau, không gì giằng xé được. Và đó chính là ruột chăn bông, chỉ cần
lồng bên ngoài lớp vải lụa là ta được sản phẩm chăn bông vừa đẹp mắt lại mềm mại,
óng mượt. Có thể áp dụng cách làm tương tự để tạo ra sản phẩm gối bông, áo
bông,…
Thành phẩm của 3 quá trình chính : tấm kén phẳng, bông và chăn bông |
Từ trước tới nay, bà Thuận đã đến rất nhiều
làng nghề, thăm từng người dân nuôi tằm, đào tạo hết lớp người này đến lớp người
khác về việc trồng dâu nuôi tằm cho ra sản phẩm như thế nào. Chính vì vậy, bà
hiểu được họ, và cũng hiểu được ‘thợ tằm’. Con tằm sau 20 ngày ươm thì nó sẽ phải
nhả tơ, thậm chí là theo ý của mình, nhả tơ xong là kết thúc vòng đời của nó. Nếu
như làm theo cách truyền thống số lượng nhân công cần có là 30 người thì với
cách của bà Thuận, sẽ giảm xuống chỉ còn 10 người. Khi tằm đã vào quy củ, nên
chú ý những con tằm đang đan mà có dấu hiệu’ốm’ thì nhặt nó ra và thay vào bằng
một con khác ‘khỏe mạnh’ hơn. ‘Nhả tơ là bản năng của tằm, chính vì điều này mà
tôi hiểu được tằm, và muốn huấn luyện tằm theo ý mình. Những ngày đầu khi thả đàn tằm vào một mặt phẳn,
vì chưa có điểm tựa nên một số con tằm ngóc đầu, ‘quay mang quay ngửa’ không chịu
nhả tơ.Phải mất một ngày sau nó mới nhả tơ, cộng thêm 3 ngày nữa là thành 4
ngày sẽ cho ra một tấm kén phẳng. Tôi bắt đầu xếp đàn tằm lên một mặt phẳng từ
năm 2010 mà đến năm 2012 mới thành công’, Bà Thuận chia sẻ thêm.
Khi
đã thành công thì lại phải mất một thời gian đưa nó vào thành sản phẩm gì, sử dụng
vào việc gì, làm chăn thì làm như thế nào, gối thì như thế nào, ... Cũng có thời
gian bà Thuận phải thao thức hàng chục đêm để ‘chăm sóc’ đàn tằm, không để tấm
kén bị chỗ dày chỗ thưa. Bà Thuận đã đặt hết tâm huyết cả đời của mình vào hàng
vạn ‘thợ tằm’ này.Có vẻ như những tâm huyết bà đã bỏ ra đều được đền đáp xứng
đáng.
Vào năm 2000, bà Phan Thị Thuận thành lập công ty mang tên công ty TNHH
Phong Nam, đánh dấu sự hình thành và độc quyền ý tưởng sáng chế mới của bà. Đến
năm 2010, bà đổi tên công ty thành Công ty TNHH Dâu tằm
tơ. Được biết hiện nay, huyện Mỹ Đức có hơn 50 hộ gia đình đều kiếm nguồn thu
nhập chính từ việc nuôi tằm cho doanh nghiệp của bà Thuận, mỗi hộ trung bình
khoảng 50 – 60 cân tằm/tháng (tùy theo mức độ và nhân công lao động của các hộ
gia đình).
H.Ly
Từ khóa: thợ tằm, TNHH Phong Nam, Mỹ Đức, dâu tằm tơ, may, xã hội, báo xã hội
0 nhận xét:
Post a Comment