(Sức khỏe) - Mắc
phải căn bệnh nan y ung thư trực tràng, ông Vũ Thiện Phi (Sn 1956, trú tại thôn Phú Ốc- xã Lộc Hoàng- TP. Nam Định- tỉnh
Nam Định) gần như mất đi hi vọng sống. Đi hết các bệnh viện lớn nhỏ, sử dụng
nhiều loại thuốc nam và dùng cả thực phẩm chức năng hết sức tốn kém nhưng bệnh
tình của ông ngày một trầm trọng. Sau những nỗ lực không mệt mỏi, ông Phi dần buông
xuôi và chờ ‘cái kết’ cho mình. Trong thời gian khó khăn đó, cái duyên đã đưa ông
đến với Trường sinh học và kỳ tích đã xảy ra…
Chiến
đấu với căn bệnh nan y
Nhìn ông Phi ở thời điểm hiện
tại, thật khó để tin cách đây gần 3 năm ông đã mắc phải căn bệnh nan y ung thư
trực tràng. Đầu năm 2013, ông Phi thấy sức khỏe có dấu hiệu bất thường, người mệt
mỏi, không ăn uống được. Lúc đầu, ông nghĩ chắc do mình đã có tuổi, áp lực công
việc nhiều nên mới sinh ra vậy nên không để ý. Đến khi những biểu hiện này ngày
càng trầm trọng ông mới nghĩ đến việc đi viện kiểm tra. Sau khi tiến hành khám
tổng thể cho ông Phi, các bác sỹ tại Bệnh viện tỉnh Nam Định cho biết, ôngcó khả
năng đã bị K trực tràng và khuyên ông nên lên bệnh viện tuyến trên kiểm tra kĩ
càng hơn.
Nghe vậy, ông Phi lập tức lên thu xếp lên khoa Tiêu Hóa II của Bệnh
viện Bạch Mai- Hà Nội đặt lịch làm nội soi và sinh khiết. Các bác sỹ tại đây đã
kết luận ông mắc K trực tràng giai đoạn 3. Dù đã chuẩn bị tâm lý trước nhưng
ông Phi không khỏi bàng hoàng , suy sụp. Sau khi làm công tác ‘tư tưởng’ cho ông
Phi, vợ con và người thân quyết định sẽ tiến hành điều trị cho ông tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Sau khi nhập
viện 2 ngày, ông Phi được các bác sỹ thăm khám kĩ càng, thống nhất cách mổ và bắt
đầu phác đồ điều trị. Được biết, nếu ca mổ thành công, quỹ thời gian sống của
ông Phi dao động từ 2 đến 5 năm, tùy theo nỗ lực của bản thân ông và hiệu quả của
phác đồ điều trị. Lúc đó, ông Phi chỉ nghĩ: ‘Bây giờ chỉ cần sống được thêm 2
tháng là quý rồi, huống chi sống được vài năm. Dù kết quả thế nào nhất định phải
mổ, tất cả mọi người đang cố gắng cứu mình. Mình phải cố gắng, nỗ lực…’
Bắt đầu từ đó, cuộc sống của
ông Phi gắn liền với Bệnh viện, với các vỉ thuốc và chế độ ăn uống kiêng khem hà
khắc. Sau mổ, ông tiến hành truyền hóa chất trong vòng 5 tháng, mỗi tháng một lần.
Đó thực sự là một khoảng thời gian thử thách, khó khăn đối với ông Phi: ‘Tôi thấy
người rất mệt nhọc, không ăn uống được gì cả, cứ ăn vào lại nôn ra. Ngày nào
cũng phải tính toán xem ăn gì để tránh bị xổ. Tâm lý chán nản, sợ sệt vì nghĩ
mình không thể sống được nhiều. Ngày nào tôi cũng phải uống rất nhiều thuốc đến
mức bị ám ảnh bởi mùi của các loại kháng sinh. Cũng trong thời gian đó, tôi mắc
thêm bệnh viêm mũi dị ứng, đi đâu cũng phải mang khăn theo bên người. Bệnh tật
chồng chất, chữa trị mãi không thấy hiệu quả nên tôi bị khủng hoảng về tâm lý,
sức khoẻ ngày càng yếu. Đã có những lúc cũng muốn buông xuôi cho nhẹ nhõm ..’
Sau khi kết thúc quá trình
điều trị tại bệnh viện, ông Phi về nhà trong tình trạng sức khỏe rất yếu. Bạn
bè, người thân, đồng nghiệp đến thăm nom, khuyên đủ kiểu: uống thuốc nam, dùng
thực phẩm chức năng…Vợ ông cứ thấy ai mách ở đâu chữa được bệnh cho chồng là lập
tức tìm đến vì nghĩ ‘còn nước còn tát’. Thế nhưng, bệnh tình của ông Phi vẫn
ngày càng nặng. Vợ và các con thương ông, thỉnh thoảng lại khóc. Nhìn thấy cảnh
ấy, ông vừa đau lòng vừa thấy bất lực, quyết tâm sống có thừa nhưng lại không
có cách nào. Trong thời gian khó khăn đó, may mắn đã mỉm cười với ông khi được vợ
của một người bạn thân giới thiệu đến lớp dạy ngồi thiền Trường sinh học của một
thầy giáo trong miền Nam ra dạy tại TP. Nam Định. Ông không chần chừ đăng ký học
ngay. Và ‘kỳ tích’ đã xảy ra…
Trước khi đi học lớp thiền ở
Tp. Nam Định, ông Phi đã có những hiểu biết cơ bản về môn học này. Trong thời
gian bệnh nặng nhất, ông được một người bạn là Thượng tá quân đội đưa cho tài
liệu liên quan đến Thiền và khuyên ông nên theo học, sẽ có ích cho bệnh tật của
ông. Khát khao được sống nên ông cũng tập trung nghiên cứu và tập ngồi. Cô con
dâu thấy vậy cũng mua tặng bố rất nhiều sách báo về Thiền, động viên để ông có
thêm quyết tâm chiến đấu với bệnh tật. Tuy nhiên, do không được hướng dẫn cụ thể,
cách ngồi không đúng nên không thấy hiệu quả, ông dần từ bỏ. Đến khi nhận được
lời giới thiệu đến lớp học thiền có giáo viên dạy, ông không ngần ngại đăng kí
ngay. Và khác với nhiều người, ngay từ đầu ông Phi đã có niềm tin sắt đá rằng
môn học này sẽ giúp mình thoát khỏi bệnh tật.
Những ngày mới bước vào tập
luyện, ông Phi cảm thấy rất đau đớn và khó khăn. Ông kể: ‘Thời gian đầu, tôi tập luyện cực kì khó
khăn. Lưng và chân đau kinh khủng, nhiều khi cảm giác như các khớp xương bị gẫy
lìa cả ra,đến mức không chịu đựng được phải gục xuống, nước mắt đầm đìa'. Đau
đớn là vậy nhưng ông chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc, quyết tâm theo học bằng mọi
giá.
Học thiền được một thời gian
ngắn, ông Phi không phải đến bệnh viện và không phải uống thuốc nữa. Bệnh viêm
mũi dị ứng có chuyển biến rất nhanh và khỏi hoàn toàn sau một tháng ngồi thiền.
Chiếc khăn là vật bất ly thân của ông trước kia nay đã không còn cần thiết nữa.
Bệnh ung thư bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm, ông ngủ rất sâu, ăn uống được mà
không bị xổ như trước, cân nặng tăng từ 55kg lên 60kg. Người thân, bạn bè, đồng nghiệp rất bất ngờ
trước sự ‘hồi sinh’ kì diệu của ông.
Từ một người mắc bệnh nan y ông đã dần dần
khỏe mạnh lại, hoàn thành tốt công việc của mình ở cương vị Chủ tịch Mặt trận Tổ
Quốc Thành phố, luôn vui vẻ, lạc quan và yêu đời. Thấy tác dụng tuyệt vời của
môn học Thiền, ông Phi tích cực giới thiệu
cho bạn bè , những người thân theo học để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Ông
thấy rất vui và hạnh phúc vì giới thiệu cho nhiều người mắc bệnh nặng đến được
với môn học, và nhờ học thiền mà chữa khỏi bệnh tật .
Đến nay, dù bệnh đã khỏi ông
Phi vẫn kiên trì tập luyện ngày 4 lần, mỗi lần gần 1 tiếng. Và đợt đi kiểm tra
sức khỏe tại Bệnh viện gần đây nhất, ông Phi khiến các bác sĩ vô cùng ngạc
nhiên vì bệnh tình của ông đã khỏi hẳn. Ngoài chúc mừng và hỏi nguyên nhân, các
bác sỹ cũng động viên ông cần kiên trì và cố gắng hơn nữa.
Ông Phi cũng chia sẻ thêm: ‘Trong
mỗi con người ẩn chứa rất nhiềm tiềm năng chưa được khai phá hết, chỉ khi được
dẫn dắt, được tạo điều kiện thì con người ta mới có thể biếtvà tận dụng có hiệu
quả. Cơ duyên đã cho tôi đến với trường sinh học và nhờ có môn học này tôi mới
có thể sống, mới có thể tiếp tục làm việc và sống vui vẻ như thế này. Từ ngày
theo thiền, tâm tính tôi cũng có nhiều thay đổi tích cức, ít cáu gắt, hòa đồng
hơn.Tôi cũng rất hy vọng sẽ có nhiều người biết đến môn học, đến với môn học bằng
cái tâm. Và khi đã theo học tự bản thân mỗi người phải cố gắng vượt qua nỗi đau
thể xác, kiên trì tập luyện, chiến thắng bản thân để vượt qua bệnh tật’.
Phan Giang- Đỗ Chang
Từ khóa: thiền, thiền trường sinh học, trường sinh học, luyện tập, bệnh, chữa bệnh, hồi sinh, ung thư, ung thư trực tràng
0 nhận xét:
Post a Comment