(Pháp luật) - Cảm thấy tội lỗi do mình gây ra là quá lớn, kẻ
chủ mưu trong vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước đã viết đơn xin được nhận án tử
hình sớm.
Hung thủ Nguyễn Hải Dương tại phiên tòa sơ thẩm |
Tử tù Hải Dương xin tử hình sớm
Ngày 6/4, trao đổi với PV, luật sư Đỗ Hải
Bình (Đoàn luật sư TP. HCM) cho biết, qua tiếp xúc với Nguyễn Hải Dương trong
trại giam, Dương cho biết mình rất ân hận về tội ác của mình và đã làm đơn xin
được thi hành án tử hình sớm để chuộc tội.
‘Tu, tôi vào trại giam công an tỉnh Bình Phước
để gặp Nguyễn Hải Dương để lấy thông tin chuẩn bị cho phiên tòa phúc thẩm và nắm
được thông tin Dương xin nhận án tử sớm’, ông Bình cho biết.
Cũng theo Luật sư Bình: ‘Dương
nói rằng mọi tội lỗi của bị cáo đã quá rõ ràng như cáo trạng và án sơ thẩm. Thế
nên Dương không cung cấp thêm thông tin cho tôi, quyết định muốn nhận án tử
càng nhanh càng tốt. Dương cũng xác nhận với tôi là sáng ngày 30/3, anh ta đã nộp
đơn cho công an để xin thi hành án’.
Luật sư Bình cho bi ết: ‘Dương muốn xin thi
hành án sớm để không làm gánh nặng gia đình, nhưng theo quy định của pháp luật,
không có điều luật nào cho thi hành án tử hình sớm. Vì Dương là kẻ chủ mưu
trong vụ án nên Dương sẽ phải có mặt trong phiên tòa phúc thẩm xét xử Tiến và
Thoại để đối chất. Nhiều lần luật sư xin số điện thoại của cha mẹ Dương để hướng
dẩn họ các thủ tục pháp lý nhưng Dương không chịu. Việc Dương nộp đơn xin thi
hành án tử sớm người nhà hoàn toàn không biết’.
Dương cảm thấy những ngày
trong tù rất mệt mỏi khi nhìn thấy cảnh người nhà cực khổ ra vào trại giam vì tội
ác của Dương gây ra, muốn nhận án tử để mọi chuyện kết thúc một cách nhanh
chóng. Đối với Dương khoảng thời gian qua là nỗi ám ảnh về lương tâm và là gánh
nặng của cha mẹ Dương.
Theo lá đơn xin tử hình sớm
thì Hải Dương thật sự muốn chết. Dương không
muốn mẹ viết đơn gửi chủ tịch nước hay kháng cáo cho mình. Bị cáo Dương cho rằng
mình xứng đáng nhận án tử, tội trạng đã quá rõ ràng. Chính vì điều này nên bị
cáo không hợp tác khi luật sư xuống trại tạm giam Bình Phước đề nghị cung cấp
thêm thông tin. Luật sư Bình hỏi về đơn
xin ân xá không thấy trong hồ sơ vụ án, Nguyễn Hải Dương nói rằng chưa bao giờ
làm đơn này và không có ý định xin giảm nhẹ hình phạt và kháng cáo để thoát chết.
Trong vụ thảm sát tại Bình Phước, Dương cùng
Vũ Văn Tiến đã trực tiếp ra tay sát hại 6 mạng người tại thị xã Chơn Thành. Trần
Đình Thoại là đồng phạm trước đó của Dương cũng bị bắt và khởi tố.Tại phiên tòa
xét xử sơ thẩm lưu động tại Bình Phước, Thoại bị tuyên án 16 năm tù. Hai đ ối tượng
Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Hải Dương bị tuyên tử hình. Cả Thoại và Tiến đã làm
đơn kháng cáo với mong muốn được giảm nhẹ hình phạt. Nhưng với Hải Dương, đối
tượng chủ mưu trong vụ án này lại chấp nhận mức án tử.
Pháp luật quy định ra sao
cho người xin tử hình sớm?
‘Theo
tôi, nếu Dương kháng cáo thì có cơ may được cứu thoát án tử nhưng Dương lại không
kháng cáo và bản án đã có hiệu lực pháp luật’, luật sư Bình nhận định. Ông Bình
cũng cho rằng, qua nghiên cứu hồ sơ, ông thấy có nhiều điểm mập mờ, chứng cứ
chưa thuyết phục, ông sẽ trình bày những điều chưa rõ này trong phiên tòa phúc
thẩm sắp tới để bảo vệ cho Dương. Sau cuộc gặp gỡ
với thân chủ của mình, Luật sư Bình khuyên Dương suy nghĩ thật kỹ trước mọi quyết
định của mình. Dương cũng hứa sẽ hợp tác hơn trong lần gặp sau với ông Bình.
Ở một diễn biến khác, người nhà Dương cho hay,
họ rất thương Dương và cũng muốn vào thăm con nnhưng cứ nghĩ đến người
yêu của Dương bị sát hại lòng họ lại nhói đau, giận có, trách móc có và thương
có …tôi thấy sự trừng phạt của pháp luật là đúng người, đúng tội nên đến giờ
tôi vẫn không thể đối mặt với Dương, lương tâm của tôi không cho phép, cũng
không đủ tự tin để hỏi con mình tại sao không kháng cáo?
Tại phiên tòa sơ thẩm, Dương khai báo toàn bộ
hành vi phạm tội của mình và
không hề biện hộ. Bản thân bị cáo sau khi gây án cũng đã mua thuốc ngủ với ý định
tự tử nhưng chưa thực hiện được thì bị công an bắt giữ. Dù không kháng cáo, thế
nhưng Dương là thành phần quan trọng trong vụ án nên vẫn phải có mặt tại phiên
tòa phúc thẩm.
Theo NAM UYÊN (Đời sống & Pháp luật)
0 nhận xét:
Post a Comment