Home » , » Hướng dẫn sử dụng vớ y khoa

Hướng dẫn sử dụng vớ y khoa

Written By Tiến Dũng on Tuesday 30 September 2014 | 02:28:00


[tintuc]Hỏi ý kiến bác sĩ về mức áp lực điều trị phù hợp với bạnp. Tham khảo thông tin hướng dẫn cách sử dụng vớ y khoa sau đây:


Đo size lựa chọn vớ phù hợp

Trước hết hỏi bác sĩ về mức áp lực điều trị phù hợp với bạn và chọn đúng kích thước (một điều tra cho biết ¼ số bệnh nhân mang vớ kích thước không phù hợp, quá lỏng không phòng ngừa được huyết khối hoặc quá chặt ngăn cản dòng máu. Phải chú ý bạn tăng hay giảm cân và sự thay đổi tình trạng phù, phải đổi vớ kích thước khác.
- Bước 1: dùng thước dây đo 3 vòng chân (ảnh minh họa)
- Bước 2: Tra bảng size (xem ảnh)

Hướng dẫn mang vớ y khoa

Nên mang vớ y khoa ngay khi bắt đầu một ngày mới, trước khi bạn ra khỏi nhà đi làm, tập thể dục buổi sáng hoặc đi du lịch. Hãy chắc chắn rằng đôi vớ đã được giặt sạch và khô ráo.

Lưu ý Móng tay, nhẫn và đồ trang sức đeo tay có thể gây vết xước làm hỏng vớ. Tháo bỏ đồ trang sức, không dùng móng tay kéo vớ, dùng mặt trong bàn tay mềm mại để mang vớ. Có thể sử dụng găng tay cao su nếu móng tay bạn dài. Mang vớ có thể gặp khó khăn trong lần đầu tiên. Mách bạn mẹo sau đây sẽ giúp mang vớ nhanh hơn.

Cách mang vớ: 

Cách 1:
Dùng hai tay nắm hai bên miệng vớ và kéo lên.
Kéo vớ qua khỏi bàn chân, càng lên cao càng tốt.
Chọn một đoạn giữa thân vớ mà bạn có thể nắm được hai bên và kéo lên tiếp tục, càng cao càng tốt. Ở những đoạn vớ bị chùn/đùn hoặc bị gấp lại, kéo vớ xuống qua điểm đó rồi kéo lên trở lại
Lặp lại thao tác đó để loại bỏ những chỗ vớ bị đùn, gấp.
Kiểm tra vớ ngay đúng vị trí gót chân.

Cách 2: 

Lộn trái vớ, đến vị trí gót vớ.
Đưa bàn chân vào, kéo vớ lên cho đến khi bàn chân ngay ngắn và gót chân ngay đúng vị trí gót vớ.
Dùng tay nắm hai bên miệng vớ và kéo vớ lên đều tay

Trường hợp người lớn tuổi đau cơ, khớp tay hoặc đau lưng không cúi xuống mang vớ được. Bạn nên tìm hiểu cách mang vớ bằng khung hỗ trợ. Khung do nhà sản xuất thiết kế giúp mang vớ dễ dàng hơn.

Lời khuyên cho bạn: 

Bạn phải mang vớ suốt ngày, mọi ngày, và bỏ ra ban đêm. Nếu bạn không thể chịu đựng mang vớ suốt ngày thì lúc đầu hãy mang trong ít giờ cho quen rồi sau tăng dần.

Kiểm tra thường xuyên xem vớ có bó chặt gây đau hay kẹp vào da tại nơi miệng vớ, vì nó có thể làm ngắt dòng máu và thực sự có nguy cơ gây huyết khối.

Phải theo dõi các vấn đề dòng máu ở chân và bàn chân của bạn, ít nhất là một lần trong ngày. Nếu da bị nứt, lạnh, tái, hay tím, hoặc bị tê hay có cảm giác như kim châm kéo dài khi mang vớ thì phải gọi điện thoại cho bác sĩ của bạn. Có thể bạn phải đổi vớ có kích thước và cường độ khác để giữ cho dòng máu đi xuống chân tốt...

Bảo quản vớ y khoa

Tốt nhất nên thay đổi vớ mới sau 3-6 tháng. 

Nên giặt vớ mỗi ngày. Nên giặt riêng vớ, không giặt chung với các loại đồ khác. Nên dùng loại xà bông thường hoặc bột giặt càng ít chất tẩy càng tốt, nên giặt vớ bằng tay.

Chú ý không dùng nước tẩy trắng javen vì sẽ làm mau hư vớ. Phơi vớ trong bóng râm chỗ thoáng mát, hoặc để dưới quạt trong vài tiếng đồng hồ vớ sẽ khô. Không được làm khô vớ bằng cách hơ trên lửa, để lên vật dụng nóng hoặc dùng bàn ủi vì sẽ làm chảy vớ.[/tintuc]

Share this article :

0 nhận xét:

Post a Comment